DT là gì? Mô tả về công việc và kỹ năng cần có của một DT

1. DT trong chuyển đổi số là gì?

DT là tên viết tắt của Digital Transfomer, là nhân sự chuyển đổi số. Đóng vai trò quản lý xuyên suốt trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp từ giai đoạn tính toán nhu cầu cho đến khi tối ưu ứng dụng phần mềm sau khi triển khai.

Vị trí công việc này cũng tương tự Business Analytist (BA) trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng công việc và góc nhìn lại bao quát hơn BA.

2. Vai trò của DT trong chuyển đổi số

  • Kiểm soát các thông tin trong doanh nghiệp
  • Hỗ trợ quá trình sử dụng phần mềm của nhân sự. Hỗ trợ đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến ứng dụng phần mềm mà công ty đang sử dụng cho các thành viên trong tổ chức, đảm bảo mọi người đều hiểu và có thể thích ứng được với sự thay đổi khi chuyển đổi số.
  • Phân tích dữ liệu tập hợp được của doanh nghiệp, đảm bảo cung ứng thông tin cho bộ phận quản lý khi cần thiết. 
  • Ngoài ra, nhân sự ở vị trí này còn có thể xem xét quá trình làm việc của các bộ phận, từ đó lên phương án tích hợp công nghệ để tối ưu quy trình làm việc hiệu quả hơn.

3. Mô tả công việc của DT

Xác định và phân tích yêu cầu kinh doanh

  • Một trong những nhiệm vụ chính của DT là làm việc với các bên liên quan, từ cấp quản lý đến người dùng cuối, để xác định yêu cầu kinh doanh.
  • Cần phải có khả năng lắng nghe kỹ càng và khai thác thông tin từ những cuộc thảo luận, phỏng vấn hoặc các workshop.
  • Khi đã xác định được các yêu cầu, DT sẽ phân tích chúng để đảm bảo rằng giải pháp được đề xuất có thể được thực hiện trên nền tảng số sẽ cung cấp giá trị thực sự cho doanh nghiệp. Phân tích này có thể bao gồm việc đề xuất cải tiến quy trình, phát triển hoặc tùy chỉnh các hệ thống phần mềm.
    7801.png

Mô hình hóa và thiết kế giải pháp

  • Sau khi đã nắm được các yêu cầu, DT sẽ phân tích và mô tả chúng dưới dạng các quy trình và mô hình.
  • Sử dụng các công cụ như biểu đồ dòng chảy, mô hình ER (Entity-Relationship), và UML (Unified Modeling Language) để hình dung và cải tiến các quy trình kinh doanh.
    7802.png

Giao tiếp và hợp tác với các bộ phận

  • Bằng cách sử dụng kỹ năng phân tích và kinh nghiệm của mình, DT phải đưa ra các giải pháp sáng tạo để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
  • Đánh giá tác động của các giải pháp đối với quy trình hiện tại và hệ thống IT. Điều này bao gồm việc tính toán ROI (Return on Investment) và thực hiện phân tích chi phí-lợi ích để đảm bảo rằng giải pháp được đề xuất là khả thi và hiệu quả về mặt tài chính.
7803.png

Quản lý dự án và thay đổi

  • DT cần phải đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu và đồng ý với các giải pháp đề xuất, thường xuyên giao tiếp với các nhóm kỹ thuật để giải thích các yêu cầu kinh doanh và đảm bảo rằng các giải pháp được triển khai đúng cách. Đồng thời, họ cũng phải giải thích lại cho các bên liên quan kinh doanh về các quyết định kỹ thuật.
  • Một phần của công việc DT là quản lý dự án hoặc hỗ trợ quản lý dự án trong việc theo dõi tiến độ và quản lý rủi ro. Họ cũng đóng một vai trò trong quản lý thay đổi, đảm bảo rằng nhân viên được thông báo và đào tạo đúng cách để thích ứng với các cải tiến mới.
7804.png

Đào tạo và hỗ trợ triển khai

7805.png

  • Sau khi giải pháp được triển khai, DT còn có trách nhiệm đào tạo và hỗ trợ cho nhân sự ở tất cả các bộ phận triển khai được các thành phần của công việc.
  • Quá trình hỗ trợ này bao gồm các những nhân sự cũ và nhân sự mới trong tương lai. Vì vậy, quá trình đào tạo cũng là xuyên suốt và cải tiến liên tục, kết hợp với việc tích lũy kiến thức.

KẾT LUẬN

Vậy những ai có thể làm việc trong vị trí DT (Digital Transfomer)?

Thực tế, đối với vị trí DT, chỉ cần bạn có nền tảng kiến thức về chuyển đổi số, công nghệ số, liên hệ được với các giải pháp kinh doanh cụ thể và có khả năng tối ưu quy trình dựa trên dữ liệu là có thể làm việc ở vị trí này. Tuy nhiên, các bạn đã học và làm trong vị trí Dev hoặc BA sẽ có nhiều ưu thế hơn.

Share: