Các doanh nghiệp truyền thống muốn chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất vận hành quản lý, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều nhân lực và thời gian. Vậy làm cách nào để chuyển đổi số thành công?
Thành công sẽ luôn có những công thức nhất định, vì vậy khi doanh nghiệp thực hiện đủ, đúng theo từng giai đoạn của chuyển đổi số thì khả năng thành công sẽ rất cao.
5 giai doạn của chuyển đổi số trong giai nghiệp
Giai đoạn 1: Tìm kiếm nền tảng số phù hợp với doanh nghiệp
Giai đoạn này thường diễn ra trong 1-2 tháng.
Trước tiên, cần tiến hành đánh giá toàn diện các hệ thống hiện tại và xác định rõ mục tiêu chuyển đổi số. Giai đoạn này bao gồm việc lựa chọn đội ngũ chuyển đổi, thiết lập ngân sách, và đề ra các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) để đánh giá tiến độ.
Sử dụng công nghệ, làm quen với công nghệ
Sắp xếp lại công cụ làm việc
Sắp xếp lại công việc theo hệ thống
Lập lịch trình triển khai: Phân chia quá trình chuyển đổi thành các giai đoạn và đặt ra lịch trình cụ thể cho từng giai đoạn.
Kế hoạch cần triển khai theo chiều ngang và chiều dọc. Chiều ngang là giải quyết theo từng phòng ban, chiều dọc là đào tạo theo các tính năng của các phần mềm làm việc.
Nên sử dụng nền tảng tập trung tất cả thành phần: Nhân sự + Dữ liệu + Quy trình + Kết nối phần mềm bên ngoài dùng chung cho cả doanh nghiệp.
Hiện tại trên thị trường, phần mềm Lark đang là nền tảng tâp trung các tính năng về một không gian làm việc để tối ưu quy trình vận hành và giảm thiểu chi chí cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Đánh giá hiện trạng và đặt mục tiêu cho từng bộ phận
Giai đoạn này thường thực hiện trong 1 tháng.
Phân tích nhu cầu và thách thức: Xác định các vấn đề mà công ty đang đối mặt và cần được giải quyết thông qua chuyển đổi số.
Mục tiêu chuyển đổi: Xác định mục tiêu rõ ràng và khả thi mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chuyển đổi số.
Kiểm định tài nguyên hiện có: Đánh giá công nghệ và nguồn lực hiện tại (nhân sự, tài chính, dữ liệu, khách hàng, năng lực CNTT...).
Mục tiêu của doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Giai đoạn 3: Triển khai và đào tạo
Trong giai đoạn triển khai đào tạo sẽ có 3 bước, bao gồm: Chuẩn bị triển khai, vẽ lại cấu trúc doanh nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Giai đoạn triển khai và đào tạo thường sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng.
Chuẩn bị triển khai
Triển khai các hệ thống mới và đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Giai đoạn này cần có sự hỗ trợ kỹ thuật và nguồn lực hướng dẫn để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh.
Thúc đẩy, tăng động lực cho nhân sự bằng cách tạo ra sân chơi.
Nhân viên hoạt động dựa trên sân chơi của chính họ.
Mở đường, tìm cơ hội phát triển
Vẽ lại cấu trúc doanh nghiệp
Mô tả đầy đủ đến từng thành phần và file sử dụng
Phân chia không quá ba cấp độ
Các thành phần phải được mô tả rõ ràng
Mở rộng khả năng tối ưu trong tương lai
Vẽ lại cấu trúc doanh nghiệp
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo kỹ năng số: Tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ cho nhân viên.
Thúc đẩy văn hóa chuyển đổi số: Tạo điều kiện để nhân viên thích ứng và chấp nhận sự thay đổi thông qua giao tiếp và hỗ trợ liên tục.
Đào tạo chuyển đổi số theo file hệ thống
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hình thức lưu trữ hệ thống file dữ liệu để dễ dàng đào tạo một lúc nhiều nhân viên và các nhân viên mới sau này.
Giai đoạn 4: Tối ưu hoá và tự động hoá quy trình
Giai đoạn này sẽ triển khai trong 3-6 tháng, tuỳ vào lĩnh vực, mong muốn và nhân sự của mỗi doanh nghiệp.
Sau khi có kế hoạch, tiếp theo là việc tiển khai công ngrhệ để tự động hóa các quy trình kinh doanh cốt lõi. Sự tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sẽ giúp giảm lỗi và tăng năng suất.
Đo đếm ra con số cụ thể
Tối ưu công việc nhờ quá trình đếm
Vấn đề chung của hầu hết các doanh nghiệp là không kiểm soát được dữ liệu, dẫn tới việc tạo ra nhiều rào cản trong quá trình phát triển.
Dữ liệu vốn là thứ không dễ kiểm soát đối với hầu hết mọi người. Dữ liệu càng nhiều thì càng gây rối và làm giảm sự hứng thú trong công việc. Hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm hoặc không có nguồn lực để chuẩn bị cho việc quản lý dữ liệu, bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như hợp đồng, tài liệu phục vụ cho sản phẩm và dịch vụ, tài liệu phục vụ cho bộ phận kinh doanh.
Nếu không kiểm soát được dữ liệu thì sẽ bị phân tán, không có sự đồng nhất dẫn tới việc lãng phí thời gian, lãng phí nhân công. Các dữ liệu nằm rải rác ở các nhân sự khác nhau, khi có sự thay đổi nhân sự sẽ mất rất nhiều thời gian để chuyển giao và đồng thời cũng tốn thêm nhiều thời gian sau đó cho nhân sự mới làm quen và kiểm soát được. Nếu muốn kiểm soát dữ liệu tốt bằng công nghệ thì phải sử dụng các hệ thống chi tiết thông qua lập trình hoặc sử dụng các nền tảng lớn. Chi phí xây dựng, bảo trì, dự phòng sẽ rất lớn đối với quy mô của hầu hết các doanh nghiệp, nghe lợi ích thì rất hay nhưng hiển nhiên người ta sẽ không dùng.
Nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp là giảm đến mức tối thiểu các yếu tố gây phân mảnh trong dữ liệu. Ví dụ, mẫu nội dung tương tác với khách hàng nếu không được chuẩn hóa và không được đào tạo đầy đủ cho nhân sự, mỗi nhân viên sale sẽ nói một cách khác nhau với khách hàng, khi đó rủi ro mất khách càng tăng nhanh. Ngoài ra, khi quá trình tương tác với khách hàng không được lưu lại trên một nền tảng chung và không truy cập được, nhân viên trong quy trình làm việc sẽ không hiểu được cặn kẽ nhu cầu của khách hàng đang có phương án xúc tiến dịch vụ hoặc cung cấp sản phẩm phù hợp. Điều này làm cho trải nghiệm khách hàng tất nhiên là tệ đi rất nhanh.
Tự động nhắc nhở công việc với ứng dụng Larksuite
Giai đoạn 5: Mở rộng và cải tiến liên tục khi chuyển đổi số
Sau khi triển khai và thực hiện xong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần mở rộng và cải tiến quy trình liên tục để đem lại sự tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. Giai đoạn này thực khi từ 6 - tháng thứ 12 trở đi.
Sau khi đã ổn định, SMEs nên nhìn về việc mở rộng các giải pháp kỹ thuật số và khám phá cơ hội mới. Công việc không dừng lại ở việc triển khai, mà còn bao gồm việc cải tiến liên tục để giữ cho doanh nghiệp luôn phát triển và cạnh tranh.
Lập lịch trình chuyển đổi số không chỉ là việc đặt ra các mốc thời gian; nó cũng đòi hỏi sự linh hoạt để điều chỉnh kế hoạch theo những thay đổi của thị trường và công nghệ. Quan trọng là phải duy trì sự giao tiếp rõ ràng và thường xuyên với tất cả các bên liên quan để đảm bảo mục tiêu chung được hiểu và chia sẻ.
KẾT LUẬN
Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ theo trình tự của 05 giai đoạn trên. Thời gian của mỗi giai đoạn trong chuyển đổi số, phụ thuộc vào các yếu tố về nhân lực, lĩnh vực, nhu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp.
Share:
Your experience on this site will be improved by allowing cookies
Cookie Policy