Mô hình chuyển đổi số và cấu trúc, tổ chức doanh nghiệp

Mô hình kết hợp tối ưu doanh nghiệp và chuyển đổi số

  • Để có thể tối ưu hoạt động doanh nghiệp, giúp cho quá trình vận hành trở nên tinh gọn và hiệu quả, ngoài việc sử dụng mô hình chuyển đổi số, chúng ta cần phải quay lại mô hình quản lý doanh nghiệp tổng quan. Tức là phải có 1 bộ khung chi tiết để tối ưu vận hành doanh nghiệp, sau đó sẽ đặt bộ khung chuyển đổi số vào bên trong làm công cụ thực hiện.
  • Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết các thành phần của một mô hình tối ưu doanh nghiệp.

1. Sứ mệnh của doanh nghiệp

  • Phải có sứ mệnh cụ thể, quay trờ lại lí do ban đầu vì sao người ta thành lập doanh nghiệp

2. Mục tiêu kinh doanh dài hạn (Trong 3-5 năm tới)

  • Đặt ra mục tiêu bằng con số cụ thể trong 3-5 năm, không có mục tiêu thì không biết đang đi đâu, không thấy đường để đi.
  • Sau đó tách nhỏ thành kế hoạch từng năm, từng tháng để xây dựng phương án thực hiện
  • Quy xuống các bộ phận liên quan, làm căn cứ để các bộ phận và nhân viên đặt ra công việc cần làm.

3. Chiến lược

  • Tài chính: Mô hình tài chính cụ thể, tập trung vào tỉ lệ phân bổ cho các thành phần
  • Nhân sự: Dựa vào mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, quy đổi đưa ra định biên và yêu cầu về chất lượng nhân sự, làm căn cứ đào tạo và phát triển.
  • Làm căn cứ để xây dựng hệ thống, quy trình công việc, phân bổ tài chính chi tiết
  • Thường lên kế hoạch vào tháng 10 hàng năm để chuẩn bị năm sau

4. Cấu trúc

  • Định vị trách nhiệm từng bộ phận
  • Lên rõ vai trò của từng vị trí (JD)
  • Quản trị bằng hệ thống, không phải bằng sự vụ: Tức là khi có những việc xảy ra thì phải nhìn lại cách thiết lập hệ thống có gặp lỗi nào hay không và điều chỉnh lại nếu cần

5. Sản phẩm - Sale - Marketing

  • Xây dựng quy trình chi tiết cho từng bộ phận, phòng ban liên quan. Làm việc bắt buộc phải có quy trình thì nhân sự mới biết được công việc của mình để làm.
  • Mỗi phòng ban được có 4-5 quy trình chuyên môn chính, cần tập trung theo dõi và tối ưu trên các quy trình này.
  • Đo đếm và kiểm soát: phải đo đếm ra các con số cụ thể, từ đó có phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, ra các quyết định kinh doanh và quản lý.
  • Xây dựng mô hình quản lý và phối hợp liên phòng ban: Để đảm bảo hiệu quả, dự phòng rủi ro.
  • Rà soát kết quả thông qua dữ liệu, ra được các chỉ số để làm căn cứ ra quyết định. Trong 1 doanh nghiệp, thường có 60-80 chỉ số sức khỏe doanh nghiệp. Phần này cũng đồng bộ với quá trình thực thi và rà soát bên dưới.
  • Các giải pháp chuyển đổi số cũng sẽ được tích hợp trong phần này để tối ưu hiệu quả.

6. Con người

  • Định biên số lượng tương ứng mục tiêu và công việc
  • Định vị nhân sự phù hợp: Xây dựng chân dung chi tiết các đặc điểm của nhân sự phù hợp với công việc và văn hóa doanh nghiệp. Khi tuyển dụng thì xem xét dựa trên các đặc điểm này để ra quyết định.
  • Xây dựng mô hình quản lý nhân sự theo mục tiêu ở các phần phía trên.
  • Đánh giá hiệu suất và chất lượng làm việc của nhân sự bằng các con số cụ thể.
  • Có thể tính toán chi tiết chi phí và lợi ích cho từng nhân sự theo thời gian.
  • Tối ưu quá trình thử việc từ hai tháng còn hai tuần
  • Tập trung xây dựng giải pháp quản lý nhân sự theo mô hình gamification, làm theo mục tiêu, hưởng theo kết quả.
  • Các giải pháp chuyển đổi số cũng sẽ được tích hợp trong phần này để tối ưu hiệu quả.

7. Thực thi và rà soát

  • Bắt buộc phải có hệ thống giám sát quá trình thực thi
  • Đảm bảo việc thực thi đúng kế hoạch, rà soát theo từng tháng và có các biện pháp để đảm bảo việc thực thi đúng mục tiêu đặt ra.
  • Các giải pháp chuyển đổi số cũng sẽ được tích hợp trong phần này để tối ưu hiệu quả.

8. Văn hoá doanh nghiệp

  • Bắt buộc phải có hệ thống giám sát quá trình thực thi
  • Đảm bảo việc thực thi đúng kế hoạch, rà soát theo từng tháng và có các biện pháp để đảm bảo việc thực thi đúng mục tiêu đặt ra.
  • Các giải pháp chuyển đổi số cũng sẽ được tích hợp trong phần này để tối ưu hiệu quả.

Cấu trúc và tổ chức doanh nghiệp

  • Muốn hệ thống hóa lại toàn bộ thông tin của doanh nghiệp trên nền tảng số thì phải vẽ lại đầy đủ cấu trúc doanh nghiệp để từ đó làm nền tảng để thiết lập các hệ thống quản lý.
  • Đầu tiên là sơ đồ tổ chức theo thực tế, gồm đầy đủ các level. Phân chia level nhân sự càng ít càng tốt, giảm khoảng cách giữa bộ phận cao nhất và bộ phận trong doanh nghiệp về mức tối thiểu. Theo kinh nghiệm thực tế, không nên chia quá 3 cấp độ, gồm nhân sự cấp C - nhân sự quản lý trực tiếp, nhân sự làm việc trực tiếp.
  • Tiếp theo, cần xây dựng lại cấu trúc doanh nghiệp và hệ thống thông tin dưới dạng mindmap đầy đủ đến từng thành phần, phương pháp và mẫu file sử dụng. Các thành phần phải được mô tả chức năng rõ ràng.
  • Ưu tiên sự linh hoạt trong quá trình xây dựng để có thể mở rộng trong tương lai mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm của nhân sự cũ.
cơ cấu tổ chức và vận hành

Cấu trúc và tổ chức doanh nghiệp

 

Share: